Market cap, FDV & unlock token xả lên đầu nhau 😄
December 26th, 2021

Nguồn:

Vốn hóa thị trường (market cap) của token nào đó được tính bằng công thức:

Market cap = (giá hiện tại) * (lượng token lưu hành)

FDV (fully diluted valuation) có nghĩa “định giá pha loãng hoàn toàn”, là một thước đo định giá khác.

FDV = (giá token hiện tại) * (tổng token tồn tại)

Như vậy: Market cap luôn nhỏ hơn hoặc bằng FDV

FDV thường sẽ lớn hơn, vì “market cap” chỉ tính các token có thể được trade được trong thời điểm hiện tại, loại trừ các token đang bị khóa hoặc chờ được mở khóa theo giai đoạn.

Các token bị khóa này có thể là token của team, token của quỹ đầu tư sớm hoặc theo một lịch trình khai thác nào đó từ vài tuần đến trăm năm 😄

Market cap = nhu cầu, vậy FDV = ???

Bạn có thể hình dung “vốn hóa thị trường” là tổng số USD thể hiện nhu cầu công khai. Vốn hóa tăng lên hoặc giảm xuống khi giá của token tăng/giảm và nhu cầu thay đổi.

Hoặc hiểu cách khác, vốn hóa thị trường thể hiện tổng số tiền cộng đồng muốn mua token theo giá hiện tại.

FDV hoàn toàn không phải là thước đo nhu cầu. Thay vào đó, nó là một thước đo nguồn cung. Đây là lý do tại sao việc “định giá pha loãng hoàn toàn” trở nên khó hiểu.

Khi nhu cầu mua tăng đối với các token đã mở khóa => dẫn đến vốn hóa thị trường tăng lên, FDV sẽ tăng theo tỷ lệ thuận??? Mặc dù nhu cầu đối với các token bị khóa này không nhất thiết phải tăng. FDV tăng tỷ lệ 1:1 với market cap ngay cả khi những token bị khóa đó có thể làm hài lòng rất nhiều “nhóm người bán nào đó”.

Xem ví dụ cụ thể dưới đây.

Kịch bản scam

Hãy tưởng tượng về kịch bản sau.

Một dự án tiền điện tử tổ chức một vòng gọi vốn, huy động được $2.5M với mức định giá $50M từ các nhà đầu dạng quỹ vào tháng Giêng. giá token là $0.01 với thời gian bị khóa là 1 năm.

Vào tháng Ba, chỉ có một số người tìm hiểu về dự án. Vì dự án chưa nổi tiếng nên chỉ có một nhóm người mua public sale với giá token do dự án đưa ra. Dự án đã raise được từ nhóm người này $5M với giá token là $0.1.

Như vậy, token đạt mức vốn hóa thị trường là $5M vào tháng Ba.

Tuy nhiên, đợt public sale này chỉ chiếm 1% tổng nguồn cung. Market cap là $5M nhưng FDV là 5M*100 = $500M (vì marketcap $5M chỉ đại diện cho 1% tổng cung). Các nhà đầu tư hạt giống đã lãi x10 lần.

Giờ hãy tưởng tượng vào tháng Năm, dự án này đã có tiếng tăm, token được list trên tất cả các sàn giao dịch lớn. Họ có tin đồn hợp tác với Apple, Disney, Oprah Winfrey và God 😄

Hàng loạt Youtuber tạo video shill về dự án này. Dẫn đến có rất nhiều nhà đầu tư muốn mua token, vì vậy họ tìm đến Binance để mua nó. Số lượng USD sẵn sàng phân bổ cho token này tăng lên nhiều lần, dẫn đến vốn hóa thị trường tăng lên $100M

Không có token mới nào được mở khóa vì token của team & VCs hạt giống bị khóa trong 1 năm. Vốn hóa thị trường hiện là $200M. Giá token là $4. FDV hiện là $20B và các nhà đầu tư hạt giống đã lãi x400 lần.

Sự gia tăng $195M market cap đã làm tăng $20B trong “định giá”??? $2.5M vòng hạt giống hiện đang ở mức định giá thị trường là $1B. Ngoài ra, các token của team hiện "trị giá" $4B ???? 😂😂😂

Lúc này, nếu các nhà đầu tư hạt giống được mở khóa token, họ sẵn sàng bán ở bất kỳ đâu với mức định giá hiện tại. Thậm chí, họ còn có thể bán rẻ hơn 75%, tức là họ chỉ cần x100 lần. 😂😂😂

Chưa hết, đến thời hạn mở khóa thì token của team cũng sẵn sàng xả ở bất kỳ mức định giá nào. Họ là “những người bán hài lòng” ngay cả khi giá token giảm 95%. 😊

Bullish unlock chỉ xảy ra khi…?

Vì vậy, nếu việc mở khóa token dẫn đến tăng nguồn cung nhưng không làm tăng nhu cầu, thì “tăng giá khi unlock” sẽ xảy ra khi nào?

Trong một số ít trường hợp, các token bị khóa thực sự có thể có một thị trường hoạt động của riêng chúng. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp giao dịch các token bị khóa bằng cách sử dụng sự tin tưởng và luật pháp làm đảm bảo.

Về cơ bản, họ mua hoặc bán các token bị khóa với mức chiết khấu hấp dẫn so với giá hiện tại của thị trường và ký các nghĩa vụ hợp đồng với đối tác của họ để gửi các token khi chúng được mở khóa.

Điều này gọi là thị trường OTC.

Trong những thương vụ OTC, những token bị khóa này thậm chí còn được làm thêm hợp đồng bổ sung, kéo dài thời gian unlock nếu mức chiết khấu hấp dẫn.

Ở ví dụ trên, hãy tưởng tượng một số nhà đầu tư hạt giống ban đầu đã bán vị thế bị khóa của họ để kiếm lợi nhuận gấp 10 lần cho một VC khác, và đến lượt VC này đã bán vị thế của họ với giá gấp 5 lần cho những VC khác nữa. 😂😂

Một số nhà đầu tư áng chừng sự kiện mở khóa sẽ dẫn đến giảm giá, nên nếu thị trường OTC loại bỏ chất xúc tác gây giảm giá này thì có thể dẫn đến token không bị chịu áp lực bán khi đến hạn mở khóa.

Nếu có một thị trường OTC đủ sôi động cho các token bị khóa và những VC ‘week hands’ đã bán cho các VC có niềm tin cao hơn, thì một sự kiện mở khóa vẫn có thể dẫn đến token tăng giá.

Đây là câu chuyện đã xảy ra với Solana khi “locked SOL” được bán với giá chiết khấu từ 66-80% dẫn đến việc mở khóa vào tháng 12/2020 không làm giảm giá token. Những VCs có niềm tin cao hơn đã mua rất nhiều lượng SOL bị khóa này. Khi sự kiện mở khóa diễn ra, những nhà đầu tư này đang ở mức x3-x4 lần và khả năng cao họ vẫn sẽ không bán.

Nhưng phần lớn dự án đều không có thị trường OTC và không có nhu cầu đối với các token bị khóa.

Cách duy nhất để các nhà đầu tư bị khóa nhận được lợi nhuận là bán chúng trên AMM hoặc Binance khi chúng được mở khóa và những sự kiện này có thể giống như một “trò chơi chọi gà” giữa các VCs.

Dự kiến 90-95% sự kiện mở khóa token xảy ra vào năm 2022 sẽ dẫn đến giảm giá.

Lịch trình unlock token

Bitcoin hiện có market cap là $970B và FDV vào khoảng $1.07T. Số lượng ~100B BTC sẽ mở khóa trong 100 năm tới như một phần của phần thưởng khối ngày càng giảm. Nếu bạn vẽ một biểu đồ về việc “mở khóa” BTC thông qua quá trình khai thác trong suốt lịch sử, nó sẽ trông giống như sau:

Bitcoin bắt đầu ở mức cung bằng 0 và sau đó tăng lên ở mức 50 BTC mỗi khối, giảm phần thưởng 4 năm một lần. Điều này sẽ tiếp tục xảy ra cho đến khi tất cả 21 triệu BTC được khai thác.

Mặt khác, các dự án huy động vốn tư nhân và phát hành token thông thương có thể có lịch trình giống như sau 😂

Nguồn cung của token bắt đầu trên 0 (có thể họ đã bán public sale hoặc triển khai một đợt airdrop) và sau đó các token nội bộ được mở khóa theo các đợt lớn hàng năm.

(Có nhiều ví dụ khác về biểu đồ với các lịch trình lạm phát khác nhau, tôi chỉ sử dụng hai đầu của trục làm ví dụ)

Các hình thức khóa token phổ biến nhất mà tôi đã thấy thường có định dạng X năm bị khóa, Y năm mở khóa tuyến tính trong đó 0.5 < X <1 và 1 < Y <3.

Điểm chung nhất mà tôi thấy đối với các dự án lớn là khóa 1 năm, mở khóa tuyến tính 2 năm. Nếu đội ngũ sáng lập đang gặp khó khăn trong việc huy vốn, thì họ có thể dễ dàng mở khóa sớm hơn, điều này sẽ giúp họ dễ gây quỹ từ các VCs hơn.

Tóm lại???

Điều quan trọng là bạn cần tìm ra lịch trình & bất kỳ sự thay đổi nào về cung và cầu trong suốt thời gian mà bạn đầu tư vào token đó.

Một “gem” có thể nhanh chóng trở thành “shit” với thời gian mở khóa được thiết lập sai lầm hoặc mập mờ mà bạn không biết.

Hiểu rõ về market cap và FDV là điều quan trọng để bạn có thể so sánh dự án mà bạn đang xem xét đầu tư với những dự án tương tự.

Nếu một dự án chỉ mới hoạt động 1-2 năm đã có FDV cao hơn một số công ty công nghệ lớn trên thế giới, thì có lẽ bạn nên tự hỏi: ai đang nắm giữ khối tài sản khổng lồ này, họ đã mua nó với giá nào, và họ sẽ bán nó cho ai?

Subscribe to Danchoicoin
Receive the latest updates directly to your inbox.
Verification
This entry has been permanently stored onchain and signed by its creator.
More from Danchoicoin

Skeleton

Skeleton

Skeleton