1/ Chainlink có phải là Oracle hay không?
Chainlink là một mạng lưới Oracle đóng vai trò là phần mềm trung gian giữa các hợp đồng thông minh và các nguồn dữ liệu bên ngoài, cho phép các hợp đồng thông minh truy cập an toàn vào nguồn cấp dữ liệu ngoài chuỗi.
Tuy nhiên, kể từ khi ra mắt thêm 5 sản phẩm dưới đây Chainlink đã dần mở rộng thành dự án Infrastructure chứ không đơn thuần là Oracle nữa:
Market & Data Feed (Oracle)
VRF
Keepers
Proof of Reserve
Functions
CCIP
2/ Market & Data Feed (Oracle)
Market & Data Feed (Oracle) là sản phẩm cung cấp nguồn dữ liệu an toàn cho các DeFi smart contract. Dữ liệu về giá sẽ được lấy từ sàn giao dịch sau đó tổng hợp lần 1 và được đánh giá lần 2 qua Node Operator rồi mới gửi đến các blockchain và Dapp.
3/ Functions
Là một nền tảng phát triển không có máy chủ Web3 cho phép bạn truy xuất bất kỳ dữ liệu nào từ bất kỳ API nào và chạy tính toán tùy chỉnh trên mạng lưới an toàn và đáng tin cậy của Chainlink.
4/ Automation
Cho phép tự động hóa các chức năng của hợp đồng thông minh để xây dựng quy trình có thể được kích hoạt bởi các sự kiện hoặc điều kiện bên ngoài, chẳng hạn như thay đổi giá tài sản hoặc sự xuất hiện của một ngày hoặc thời gian cụ thể.
5/ VRF
VFR cho phép các nhà phát triển tạo ra các số ngẫu nhiên có thể được xác minh, đảm bảo rằng kết quả không bị can thiệp. Tính năng này hữu ích đối với các ứng dụng yêu cầu ngẫu nhiên hóa, chẳng hạn như trò chơi, xổ số và cá cược.
6/ Proof of Reserve
Cho phép giám sát dự trữ tài sản một cách minh bạch và kịp thời. Chẳng hạn như stablecoin, được đầy đủ bảo lưu bởi dự trữ của tài sản cơ bản, chẳng hạn như USD. PoR được xem là tiêu chuẩn của CEX sau khi FTX sụp đổ của FTX.
7/ Cross-chain Communication
Cung cấp một tiêu chuẩn mở cho các nhà phát triển để xây dựng các dịch vụ và ứng dụng phi tập trung có thể gửi tin nhắn, chuyển đổi token và khởi động hành động trên nhiều mạng lưới khác nhau.
8/ Các cột mốc của Chainlink (Roadmap)
9/2017: Chainlink được thành lập, Chainlink 1.0 (Whitepaper)
5/2019: Khởi chạy Mainnet
5/2020: Ra mắt VRF 1.0
12/2020: Ra mắt Proof of Reserve
4/2021: Công bố Chainlink 2.0
8/2021: Thông báo CCIP
8/2021: Ra mắt Keepers
4/2022: Ra mắt dNFT
6/2022: Thông báo Staking
9/2022: Công bố Chainlink BUILD và SCALE
12/2022: Thông báo Chainlink Staking v0.1
7/2023: CCIP ra mắt Mainnet
3/2023: Thông báo ra mắt Functions
8/2023: Thông báo Chainlink Staking v0.2
Chia sẻ thêm: Thông thường, một số bạn không quan trọng việc xem roadmap của dự án hoặc xem không đúng cách. Mình xin phép chia sẻ thêm một số phương pháp của mình để có được Insights từ roadmap.
Thứ 1: Để tìm được roadmap của dự án, cách dễ nhất là tìm trên website. Nếu không có thì tìm đến trang blog (ví dụ Chainlink là vậy), chúng ta sẽ lướt hết bài blog thì sẽ biết được các cột mốc họ thông báo và tổng hợp lại thành roadmap.
Nếu dự án không có blog luôn thì buộc phải lướt từng post trên Twitter từ lúc họ thành lập đến nay để tổng hợp roadmap (trường hợp của bài Lens Protocol mình phân tích là như vậy).
Thứ 2: Không nên tin roadmap dự án thông báo, hãy xem roadmap họ làm. Rất nhiều dự án thường xuyên trễ roadmap, không làm theo plan đã công bố. Vì vậy các bạn nên double check trước khi phân tích.
Thứ 3: Việc xem roadmap không chỉ để biết nó làm tới đâu, à quan trọng là biết được họ làm có kịp thời hay không? Trong quãng thời gian đó (ví dụ 3 tháng), họ có thực sự xây dựng hay không? Hay uptrend thì build mà downtrend thì bỏ dự án?
Thứ 4: Xem roadmap để biết họ tung ra sản phẩm gì? Có giá trị không? Có liên quan đến hệ sinh thái không? Có khả thi không? Mục đích là gì?
Nhận xét về Chainlink:
Điểm tốt:
Liên tục ra sản phẩm mới và liên kết tạo nên hệ sinh thái
Roadmap có chiến lược rõ ràng, không đi theo các short term trend (phân tích phần sau)
Chú trọng vào sản phẩm, không phải pump dump LINK (tốt cho sản phẩm nhưng ko quá tốt cho holder)
9/ Vì sao Chainlink ra mắt Chainlink 2.0 vào 2021?
Kể từ khi thành lập đến nay, Chainlink đã làm tốt các nhiệm vụ của mình khi đảm bảo giá trị dữ liệu cho rất nhiều dự án DeFi lớn như Aave, Compound và các blockchain như BNB Chain, Solana, Polygon,... Nhưng...Chainlink vẫn tồn tại một số hạn chế sau:
Chainlink bị xem là Oracle tập trung
LINK - token đại diện cho Chainlink không có nhiều tính ứng dụng cho holder.
Dữ liệu của Chainlink vẫn bị hạn chế vì chỉ có các dữ liệu liên quan đến crypto.
Mức phí Oracle dành cho dữ liệu của Chainlink cao hơn so với các bên khác.
Mô hình kinh tế của Chainlink vẫn chưa thể tự vận hành và phát triển một cách tự nhiên.
Tính bảo mật của mạng lưới Oracle cần được tăng thêm.
Vì vậy, tầm nhìn Chainlink Economics 2.0 (bao gồm Chainlink BUILD, Chainlink SCALE và Chainlink Staking) đã được để giúp Chainlink đạt đến giai đoạn TỰ VẬN HÀNH BỀN VỮNG như mạng lưới Bitcoin hay Ethereum (Phân tích chi tiết hơn phần sau)
Để Chainlink vận hành bền vững, phí dữ liệu thu được từ Dapp phải lớn hơn chi phí vận hành của (Node Operator + team Chainlink) và có lợi nhuận để nó không cần đến Incentive để vận hành như hiện nay. Hiện tại Chainlink vẫn chưa bền vững (đốt tiền)!
10/ Chainlink BUILD
Vấn đề đặt ra:
Chainlink có giải pháp Oracle tốt và an toàn nhưng mức phí của nó cao.
Điều này khiến nhiều dự án DeFi mới ra mắt, chưa có tiềm lực tài chính mạnh không thể sử dụng dữ liệu chất lượng của Chainlink.
Khi không có dữ liệu của Chainlink, vị thế của họ trên thị trường cũng giảm đi vì các người dùng có vốn lớn chỉ tin tưởng những dự án sử dụng dữ liệu của Chainlink để tránh các vấn đề tấn công Oracle thường xảy ra.
Giải pháp & Mô hình hoạt động của Chainlink BUILD:
Để đa dạng hoá nguồn dữ liệu, Chainlink BUILD sẽ lấy dữ liệu đó từ LINK staker. Từ đó giúp LINK có tính ứng dụng hơn và Chainlink thì có nhiều dữ liệu độc quyền hơn.
Đổi lại, các dự án sẽ cần trích một token để trả về cho Chainlink để thưởng cho Staker.
Như vậy, Chainlink BUILD sẽ giúp dự án tăng uy tín, bảo mật. Dự án cũng có thể tiếp cận được nguồn dữ liệu nhanh hơn và nhận được sự hỗ trợ của Chainlink.
11/ Chainlink SCALE
Vấn đề đặt ra:
Phí Oracle của Chainlink vẫn còn cao.
Tuy nhiên, với tầm nhìn của Chainlink thì phí Oracle phải là mức phí rẻ, rẻ hơn so với các Oracle khác và rẻ đến mức người dùng trả tiền cho phí Oracle mà họ không bận tâm đến nó.
Giải pháp & Mô hình hoạt động:
Chainlink sẽ sử dụng nguồn dữ liệu đa dạng của LINK staker để giúp mạng lưới dữ liệu của họ chất lượng nhất.
Tuy nhiên, họ sẽ không thu phí từ dự án như Chainlink BUILD mà họ liên kết với blockchain foundation.
Đối với blockchain foundation . Chainlink yêu cầu blockchain foundation cung cấp một làn riêng trên blockchain để dữ liệu dễ dàng được chuyển tới. Điều này giống phí ship đồ ăn. Nhiều người cùng đặt món trong 1 đơn thì phí ship chia ra sẽ rẻ hơn.
Đối với Dapp trong hệ sinh thái Đổi lại, các dự án trong hệ sinh thái sẽ phát triển mạnh nếu như Oracle chất lượng với giá cao giờ đây đã được tài trợ với mức phí rẻ hơn nhiều. Từ đó mang lại lợi ích cho cả Dapp và hệ sinh thái nói chung.
12/ Chainlink Staking
Ưu điểm của LINK Staking là:
Phi tập trung hoá mạng lưới dữ liệu vì giờ đây LINK staker có thể cung cấp dữ liệu chứ không chỉ bản thân Chainlink.
Tăng tính ứng dụng và giá trị cho LINK holder.
Tăng độ đa dạng của dữ liệu và bảo mật của mạng lưới (giống với validator của blockchain, càng nhiều người tham gia, càng phi tập trung và càng bảo mật).
Tạo bước đệm cho mô hình kinh tế tự vận hành (Chainlink BUILD & SCALE đã giải thích phía trên).
Roadmap Chainlink Staking:
V0.1 ra mắt 12/2022 tập trung vào Hệ thống danh tiếng) và hệ thống cảnh báo cho Staker. Ban đầu pool stake sẽ giới hạn ở mức 25 triệu LINK, APR 4.75% (Đã được stake full).
V0.2 Thông báo cho staking thêm 45 triệu LINK.
V1 bổ sung thêm cơ chế phạt & phân phối lại phần thưởng từ Node Operator cho staker, trích 1 phần phí mạng lưới cho staker.
V2 thử nghiệm chức năng Loss protection (Bảo vệ mất mát) cho các nhà tài trợ nếu như Node Operator không thực hiện đúng nghĩa vụ.
13/ Ý nghĩa thực sự của Chainlink Staking
Về lý thuyết, Chainlink có thể giúp LINK tăng thêm tính ứng dụng, tăng giá trị.
Từ đó khiến nhiều người muốn mua stake, giúp giảm CUNG LƯU THÔNG, từ đó tạo động lực để LINK tăng giá!
Tuy nhiên, trên thực tế thì tác động của nó không cao như mọi người nghĩ:
Thứ 1: Vì 25 triệu LINK chỉ bằng 2.5% tổng cung và 4.6% cung lưu thông hiện tại. Con số này quá thấp để tác động đến giá LINK.
Thứ 2, staking cũng chính là cơ sở tăng áp lực bán LINK trên thị trường. Các bạn hãy tưởng tượng node operator giống thợ đào Bitcoin. Khi nhận phần thưởng, họ cần bán đi 1 phần để có chi phí vận hành thì node operator cũng cần bán LINK để duy trì.
Thứ 3, Staking LINK không dành nhà đầu tư mà nó dành cho node operator mang lại giá trị cho Chainlink.
Vì vậy, ưu điểm của Staking là có và cần thiết. Nhưng nó không phải là cơ sở để LINK tăng giá. May mắn là Staking Reward thấp nên lạm phát không cao!
14/ Chainlink là Centralized Oracle có phải là xấu không?
Mình có nghe được nhiều ý kiến trong cộng đồng nói Chainlink là Centralized Oracle và điều này rất nguy hiểm nếu Chainlink bị hack hoặc thao túng, rồi điều này trái lại với tầm nhìn phi tập trung.
Nhưng ở đây mình xin phép phản biện như sau:
a. Hiện tại chiến lược Centralized của Chainlink là đúng đắn. Đối với dự án mới, việc phi tập trung cho nhiều người chỉ khiến nó mất định hướng, không tống nhất và khiến nó bị extract value (bị trục lợi).
b. Chỉ có 2 dự án phi tập trung thành công là Bitcoin và Ethereum. Vì sao? Là First mover nên đủ thời gian để tạo được cộng đồng (người dùng thật và builder chất lượng). Tầm nhìn của founder rất to lớn (Satoshi, Vitalik) chứ không phải theo trend ngắn hạn.
c. Phi tập trung dự án không nên là mốc thời gian, nó nên được chuyển hoá khi đủ chín muồi. Nghĩa là dự án phải có đủ người dùng để TỰ VẬN HÀNH, nếu không thì phi tập trung xong là vỡ ngay.
d. Tập trung quyền lực vào nhóm founder giúp họ có động lực xây dựng dự án và họ xứng đáng được thưởng như vậy nếu dự án thành công. Nếu bạn là founder nhưng phải chia quyền lợi những người không đóng góp thì bạn có động lực xây dựng dự án nữa không?
e. Đa số các dự án áp dụng DAO hiện tại rất tập trung quyền lực vào một nhóm người kiểm soát chứ không phi tập trung như bạn nghĩ!
f. Thực tế, dự án tập trung đóng góp nhiều giá trị hơn các dự án phi tập trung và có độ hiệu quả cao hơn. Ví dụ: Circle, ConsenSys, Binance,... g. Dự án DeFi không nhất thiết phải phi tập trung. Đa số dự án DeFi hiện nay đều thuộc một công ty tập trung.
Hiện nay có rất nhiều dự án Oracle khác tấn công thẳng vào Chainlink với marketing là Oracle không phi tập trung nhưng trên thực tế là họ vẫn bị tấn công khiến Dapp thiệt hại nặng. Vì vậy, không phải cứ phi tập trung là tốt!
Ví dụ Chainlink không phi tập trung về dữ liệu giá nhưng mình đảm bảo tấn công Oracle của Chainlink là rất khó vì họ tổng hợp giá từ cả trăm nguồn và lọc qua nhiều bộ lọc (Cơ chế Circuit Breaker và High Quality & Secured Data mà sẽ phân tích ở phần sau).
Ngoài ra mình cũng thích cơ chế phi tập trung dần của Chainlink, nghĩa là dần dần cho Node Operator bên ngoài stake LINK để cung cấp giá. Đây cũng chính là chiến lược mà CZ áp dụng với BNB Chain.
15/ Vì sao Chainlink dẫn đầu mảnh ghép Cơ sở hạ tầng?
Các bạn thấy có rất nhiều dự án Oracle nhưng đó chỉ là bề ngoài, mỗi dự án cơ chế hoạt động khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của sản phẩm. Lý do Chainlink khác biệt là gì?
Lý do 1: Tính năng Circuit Breaker
Chainlink có Circuit Breaker, đây là tính năng cho phép hệ thống “ngắt cầu chì” khi có sự ảnh hưởng bất thường nhằm bảo vệ toàn bộ hệ thống khỏi thiệt hại nặng nề.
Circuit Breaker đã được sử dụng nhiều trong trường hợp Terra sập đổ. Nếu sử dụng CB, ChainLink sẽ thông báo và ngừng cung cấp giá theo thiết lập. Nếu không sử dụng CB, Defi dApp có thể bị thiệt hại nặng nề do đợt tấn công diễn ra.
Lý do 2: High Quality & Secured Data
Mặc dù Chainlink lấy dữ liệu sàn Centralized như Binance, Coinbase, CoinGecko, CoinMarketCap nhưng nó có cơ chế để phi tập trung nguồn dữ liệu để chấm điểm từ đó mới lấy mức giá cuối cùng.
Lý do 3: Liên tục cập nhật các xu hướng mới
dNFT: Dynamic NFT là một loại NFT động.
Mã hoá tài sản thực (Real World Assets Tokenization) bằng CCIP.
Proof of Reserve trong lúc có nhiều dự án CeFi không minh bạch sụp đổ và các dự án Stablecoin bị depeg.
Lý do 4: Các sản phẩm của Chainlink có thể KẾT HỢP VỚI NHAU (Giá trị của 1+1 > 2). Ví dụ như một dự án Lending cho phép thế chấp bằng Real World Assets thì chúng có thể kết hợp 3 sản phẩm của Chainlink. Ví dụ: Sử dụng Proof of Reserve để đảm bảo Real World Assets có thật và được định giá chính xác. Sử dụng Market & Data Feed để định giá cryptocurrency muốn vay. Sử dụng CCIP cho phép người dùng thế chấp tài sản ở chain A và vay crypto ở chain B.
Lý do 5: Chainlink có chiến lược rõ ràng
Không nhất thiết phải phi tập trung ngay vì nó không ý nghĩa, nhưng vẫn có plan Chainlink Economics 2.0. Luôn hướng tới mô hình kinh tế có thể tự vận hành chứ không phải đến từ Incentive.
16/ Vì sao cơ sở hạ tầng là cơ sở để cải tiến DeFi?
Ý nghĩa của Chainlink với hệ sinh thái DeFi. - Đã bao giờ các bạn thắc mắc: “Vì sao Aave và các dự án DeFi lớn khác chỉ mở rộng sang hệ sinh thái mới khi chain đó đã có Chainlink không?”
Vì các Oracle khác không đủ an toàn để họ sử dụng. Aave phải đảm bảo an toàn cho 5 tỷ USD (đỉnh là 18 tỷ USD). Nếu Aave sử dụng Oracle khác và bị hack, nó ảnh hưởng đến tiền user, vốn hoá và uy tín của AAVE lúc đỉnh cao là 8 tỷ USD.
Nếu bạn là chủ dự án, liệu bạn có chấp nhận rủi ro nhảy sang một hệ sinh thái mới để thu hút người dùng ít ỏi nhưng ảnh hưởng lớn tới dự án nếu bị hack? Không chỉ Aave mà Uniswap cũng thế!
Ngoài ra, CƠ SỞ HẠ TẤNG chính là CƠ SỞ để CẢI TIẾN DEFI. Nghĩa là sao? Nếu một blockchain ra đời mà không có dự án Oracle, không có ví DeFi, không có đơn vị hỗ trợ audit smart contract, không có bên Stablecoin nào phát hành token trên đó. Vậy blockchain đó có trở thành hệ sinh thái không? Đây chính là vấn đề của blockchain hiện nay khi ra liên tục nhưng không thể thắng Ethereum. Vì vậy sự phát triển của mảng cơ sở hạ tầng nói chung (không chỉ Chainlink) chính là cơ sở để cải tiến DeFi.
Ví dụ: Hiện tại tính năng thế chấp ở Chain A và vay ở Chain B chưa hệ có, vậy các dự án như LayerZero hay CCIP của Chainlink là cơ sở để Aave hay Compound mở khoá tính năng đó.
17/ Chainlink có thực sự không có đối thủ? LINK có giá trị không?
Chainlink có rất nhiều đối thủ lớn. Nó không phải là Band, Tellor, API3,…Nó là Infura (ConsenSys), QuickNode, Alchemy, Moralis,... Chẳng qua họ không ra mắt token nên ít người biết đến!
Vậy giá trị của LINK là gì?
Ra mắt token giúp Chainlink được nhiều bên biết đến hơn, tác động đến thị trường DeFi tốt hơn. Nó không phải hướng đi đúng hay sai mà nó là chiến lược có ưu và nhược điểm.
Chainlink ra token để làm gì?
Ra mắt token giúp Chainlink gọi vốn, từ đó xây dựng được cộng đồng Node Operator chất lượng. Đây là cơ sở để tạo nên mạng lưới tự vận hành mà các dự án khác có thể sẽ không thể bắt kịp.
18/ Có nên hold LINK không?
Thông thường để có được đáp án, mình sẽ trả lời 3 câu hỏi này: LINK có giá trị và ứng dụng gì? Chi phí cơ hội khi hold LINK?
LINK có ứng dụng gì?
Nắm giữ LINK có thể staking trên sàn hoặc farming. Nhưng mình sẽ không bao giờ làm vì lãi thì thấp, IL thì cao, trading volume trên DEX cũng thấp. Thành ra LINK chỉ có giá trị nhiều nhất với các bên dùng dữ liệu của Chainlink.
Giá trị của LINK là gì?
Trên thực tế, thị trường sẽ chia ra 2 dạng dự án có token. Một dạng là làm nhiều use case cho token hoặc cho incentive cao khi hold, ví dụ như đồng CAKE của Pancakeswap.
Dạng còn lại là không quan tâm đến token use case luôn, họ chỉ quan tâm làm cho dự án của họ ngày càng lớn, từ đó giá trị của nó tự được phản ánh lên vốn hoá và giá token. Ví dụ như Uniswap.
Nhưng lịch sử đã chứng minh hướng đi thứ 2 không được nhà đầu tư cá nhân thích nhưng quỹ lại rất thích. Nó cũng có mức độ lạm phát thấp hơn và khả năng phát triển dự án tốt hơn. Và đây là chiến lược thành công mà Chainlink, Uniswap, Lido đang theo đuổi.
=> Vậy giá trị của LINK chủ yếu đến từ quy mô và sức ảnh hưởng của Chainlink. Các bạn không nên mong chờ Chainlink sẽ mang lại nhiều use case để pump giá LINK, cho dù là Staking thì cũng không thể tác động.
Chi phí cơ hội khi hold LINK?
Chi phí cơ hội khi hold LINK là rất cao, trong vòng 2 năm kể từ 9/2021 đến 9/2023 giá LINK chỉ có giảm mà chưa bao giờ tăng vượt đỉnh cũ. Khi hold LINK cũng không có cơ hội mang đi staking (với người không chạy node).
Trong khi đó thị trường có rất nhiều trend mới như Liquid Staking, Zero Knowledge,... để kiếm tiền thì LINK holder phải chôn vốn rất lâu. May mắn là LINK có thể sử dụng để thế chấp ở các Lending Protocol để nhà đầu tư vay vốn nhanh nếu cần thiết.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây tin tức vĩ mô (FED) cũng không ủng hộ dòng tiền sớm quay trở lại. Vì vậy không chỉ LINK mà toàn bộ thị trường crypto cũng khó có thể tăng trưởng trong thời gian sớm (ít nhất là hết năm 2023).
19/ LINK còn động lực để tăng giá không?
Mình cũng không biết, nhưng mình có câu hỏi sau: LINK đang nằm trong tay ai? LINK còn đang phát triển để mở rộng quy mô không? Team còn tâm huyết với dự án không hay muốn làm dự án mới/game mới?
Theo góc nhìn cá nhân: Founder của Chainlink sẽ không bỏ dự án để làm dự án mới vì risk/reward không cân xứng. Việc tiếp tục phát triển Chainlink sẽ mang lại giá trị lớn hơn rất nhiều so với việc tạo ra 5-10 dự án khác để làm “game” mới và bắt đầu lại.
LINK token đã unlock được 50% nhưng mình nghĩ team vẫn là bên có quyết định cao nhất và hold nhiều nhất. Nó không phi tập trung nhưng mình thích điều này vì mình nghĩ họ xứng đáng được thưởng nếu giúp LINK thành công.
Chainlink còn phát triển không thì mỗi người có quan điểm khác nhau. Đối với mình là còn nhưng chậm. Trong downtrend thì mình cũng không đòi hỏi thêm. Trong lúc nhiều dự án ngủm thì mình nghĩ chỉ cần dự án sống sót là đã đủ tốt chứ không cần đến cải tiến.
20/ Hopium cho LINK holder
Fat Protocol Thesis và Baseplate Thesis:
Fat Protocol Thesis + Web2: Protocol layer (TCP/IP, HTTP) là nền tảng nhưng value được capture ở các Application Layer như Google, Facebook,... ⇒ Giá trị sẽ đổ về Application (Fat Application).
Ở Blockchain/Web3, khi càng nhiều app được phát triển trên protocol thì protocol càng giá trị ⇒ Giá trị sẽ đổ về Protocol. Đây là lý do các bạn thấy các dự án blockchain nhận được nhiều giá trị trong khi các DApp chỉ hoạt động được trong thời gian ngắn.
Baseplate Thesis cho rằng: Các dự án capture nhiều value nhất là những protocol nền tảng và có nền kinh tế mở. Baseplate thesis hướng đến việc tìm ra các protocol có nền kinh tế mở và có giá trị kỳ vọng để quản lý protocol cao (governance desirability).
Ví dụ như Curve là AMM cho các bên khác (Yearn, Convex, ...) cạnh tranh để mang lại lợi ích cho bản thân. Curve không tập trung vào giá mà tập trung vào sức ảnh hưởng bằng nền kinh tế mở => Trở thành platform để các mảnh ghép khác phát triển bên trên.
Quay về với Chainlink (trong thị trường Web3) thì nó ý nghĩa gì? Trước đây, Chainlink chỉ là một dự án không nhận được nhiều giá trị vì nó không phải Protocol. Nó chỉ là một thành phần hoạt động trên blockchain mà không có các Application bên trên.
Giờ đây, khi Chainlink phát triển Economics 2.0 thì nó đã chuyển mình từ APPLICATION thành PROTOCOL. Giờ đây có rất nhiều Node Operator có thể tham gia, vận hành và phát triển mô hình kinh tế trên nền tảng của Chainlink. Từ đó giúp giá trị đổ về Chainlink.
Ngoài ra, đồng LINK cũng được sử dụng đa dạng trong hệ sinh thái của Chainlink. Ví dụ với dữ liệu hiếm và độc quyền => Phí dữ liệu Chainlink có thể yêu cầu cao hơn. Đây chính là tính tùy biến giúp Chainlink trở nên đa dạng và thu hút nhiều giá trị hơn.
21/ Nhận xét cuối cùng
Điểm tốt:
Nâng cấp chất lượng và đa dạng dữ liệu
Mở rộng sang nhiều blockchain
Mở rộng từ dữ liệu Crypto ra thế giới thực
Điểm yếu: Không chú trọng investor mà chỉ hỗ trợ Node Operator (Xấu cho holder nhưng tốt cho dự án).
=> Nhìn chung thì mình vẫn chưa thấy có bên nào có thể vượt mặt Chainlink về mảng Oracle. Còn về mảng cơ sở hạ tầng thì có rất nhiều bên mạnh nhưng Chainlink là dự án duy nhất có token nên chúng ta không thể so sánh.
22/ Thông tin tham khảo
Hệ sinh thái Chainlink: https://chainlinkecosystem.com
Chainlink Data: https://data.chain.link
Onchain: platform.arkhamintelligence.com/explorer/token/chainlink
Doanh thu Oracle: dune.com/ericwallach/chainlink-revenue-usd
Doanh thu CCIP:
Source: Jack Vĩ(Coin98)